Định nghĩa hướng sáng trong nhiếp ảnh

Trong nghệ thuật nhiếp ảnh, ánh sáng là tất cả mọi thứ. Một nhiếp ảnh gia có thể tạo ra hai bức ảnh hoàn toàn khác nhau đối với cùng một chủ đề chỉ bằng cách đơn giản là thay đổi ánh sáng có sẵn. Phác thảo sẵn bức ảnh cuối cùng bao gồm các chi tiết và cảm xúc của bức ảnh sẽ làm giảm các lựa chọn hướng sáng nhiếp ảnh gia.

Thao tác

Định nghĩa hướng sáng trong nhiếp ảnh 1
Trong một bối cảnh studio, hướng ánh sáng có thể dễ dàng thay đổi bằng cách di chuyển các thiết bị đèn, chiếu sáng. Di chuyển đèn photoflood, điều này giúp đèn sáng mạnh hơn, tập trung hơn, sẽ cho hiệu ứng ánh sáng tốt hơn so với di chuyển Softbox, giúp ánh sáng rộng hơn và khuếch tán hơn. Khi làm việc dưới ánh sáng tự nhiên, nhiếp ảnh gia phải xem xét các yếu tố chính như thời điểm và địa điểm (trong nhà / ngoài trời). Lúc bình minh và hoàng hôn, ánh sáng mặt trời chiếu xiên chéo. Buổi trưa, ánh sáng trên cao có thể là một lợi thế cũng có thể là trở ngại cho bức ảnh. Ánh sáng chiếu vào đối tượng ngồi trong nhà sau một cửa sổ sẽ khác so với ánh sáng chiếu vào đối tượng ngoài trời vào một ngày nắng.

Tâm trạng

Nói chung, một bức ảnh có sự tương phản cao sẽ gợi nhiều cảm xúc hơn. Một ví dụ điển hình của việc này liên quan đến việc sử dụng ánh sáng hướng từ bên dưới chủ thể. Bởi vì ánh sáng tự nhiên là từ trên cao xuống, tạo ra ánh sáng trầm, tạo ra bóng ở phần dưới mắt và trên mũi. Một cảnh ít kịch tính có thể được chụp ở ngoài trời vào một ngày u ám. Ánh sáng luôn lan tỏa, theo tất cả mọi hướng, giảm độ tương phản và tạo ra một hình ảnh "phẳng hơn". 

Bố cục

Hướng ánh sáng mạnh làm thay đổi bố cục trong một bức ảnh. Nếu một nhiếp ảnh gia muốn truyền đạt kết cấu thô của chủ thể, ánh sáng một bên là cần thiết. Điều này làm nổi bật các vùng tối và sáng nhờ kết cấu của chủ thể. Sử dụng ánh sáng chiếu từ phía trước chủ thể để tạo ra một mặt phẳng mà không có kết cấu chi tiết. Tuy vậy, ánh sáng phía trước có thể là một lợi thế đối với người muốn loại bỏ các kết cấu không mong muốn ra khỏi ảnh chân dung.

Chi tiết

Mặc dù ánh sáng chiếu từ phía trước làm giảm kết cấu chủ thể, nhưng nó cho thấy đầy đủ các chi tiết về chủ thể. Nếu chủ thể cần ánh sáng nhiều hơn ba chiều, bạn có thể sử dụng ánh sáng khuếch tán. Ánh sáng khuếch tán có thể được tạo ra từ một cửa sổ có nắng xuyên qua. Ánh sáng này cho phép bạn nhìn rõ các chi tiết nhưng lại tạo ra các bóng nhẹ, cảm giác nhẹ nhàng và tự nhiên hơn ánh sáng chiếu từ phía trước. Ngược lại, đèn nền tạo ra rất ít hoặc không tạo ra chi tiết, làm các đối tượng chìm vào bóng tối và tạo ra một hình ảnh bóng.

Bóng nắng

Định nghĩa hướng sáng trong nhiếp ảnh 2
Hướng sáng tạo ra bóng, điều này có thể có ích cũng có thể phá vỡ một bức ảnh. Nhiều nhiếp ảnh gia thích chụp hình trong "giờ vàng", lúc bình minh hoặc hoàng hôn. Trong thời gian này, ánh nắng tạo ra bóng dài, nhưng ánh sáng được khuếch tán đủ để chủ thể không bị mất chi tiết. Ngược lại là ánh sáng buổi trưa (khi ánh sáng mạnh nhất, rực rỡ nhất). Nhiều nhiếp ảnh gia không tác nghiệp trong điều kiện ánh sáng mạnh như buổi trưa, đặc biệt là khi chụp ảnh người, bóng hình thành ở hốc mắt và dưới mũi. Nếu nhiếp ảnh gia chọn bóng là chìa khóa tạo nên một bức ảnh đẹp, thì ánh sáng bên, và đôi khi đèn nền (tự nhiên hay nhân tạo) là các yếu tố cần thiết.
*Photoflood: đèn chiếu rất sáng để chụp ảnh
*Softbox: “hộp đen” bao quanh đèn flash hoặc là đèn dây tóc với 1 miếng hắt sáng màu trắng, vàng hoặc bạc bên trong (cho ra những hiệu ứng màu khác nhau) và một miếng vải mờ ở trước cho ánh sáng đi qua
Theo Ehow

0 nhận xét:

Đăng nhận xét