Độ bù sáng trong nhiếp ảnh

Chế độ bù sáng (Exposure Value Compensate) hay EV là một chế độ không thể thiếu trong máy ảnh hiện nay, kể cả là với các dòng máy ảnh kỹ thuật số ngắm và chụp (point and shoot). Thực ra chế độ này không quá phức tạp và khi sử dụng chế độ này có thể làm cho ánh sáng của bức ảnh hoàn hảo hơn. Bình thường, chúng ta thường sử dụng chế độ tự động (Full Auto) để máy tự động cài đặt, chọn lựa ánh sáng cho bức ảnh nhưng bạn trong một số trường hợp, bạn hãy tự cài đặt chế độ ánh sáng cho bức ảnh để đạt được hiệu quả cao.

Chế độ bù sáng

Tim-hieu-che-do-bu-sang-trong-nhiep-anh-1
Bức ảnh đầu tiên được giảm sáng 1 độ, bức ảnh giữa sử dụng phơi sáng tự động và bức cuối tăng sáng 1 độ
Bù sáng là tăng sáng hoặc giảm sáng cho bức ảnh. Các máy ảnh kỹ thuật số thường tự động đo sáng, khá là hợp lý, nhưng trong một số trường hợp, điều kiện ánh sáng môi trường không được hoàn hảo, đánh lừa máy ảnh. Đây chính là lúc bạn cần phải tăng sáng hoặc giảm sáng.
Các máy ảnh sẽ điều chỉnh độ sáng theo hậu cảnh khi nguồn sáng ở phía sau đối tượng, nên các đối tượng chính luôn tối hơn đối tượng ngoại cảnh. Đối với các cảnh có độ tương phản cao, cảm biến sáng cũng hoặc quá sáng, hoặc quá tối, làm mất chi tiết một vùng nào đó trong ảnh. Trong trường hợp này, bạn phải xem xét kỹ càng, hoặc tăng sáng, hoặc giảm sáng để có bức ảnh hiệu quả tốt hơn.
Tim-hieu-che-do-bu-sang-trong-nhiep-anh-2
Bạn nên chuyển từ chế độ Auto sang chế độ chỉnh phơi sáng bằng tay. Bạn có thể dò, tăng giảm độ sáng, chụp thử để tìm được độ phơi sáng hợp lý nhất cho ảnh.
Các máy ảnh kỹ thuật số thì không có chức năng chỉnh phơi sáng bằng tay, thay vào đó người dùng nên sử dụng chức năng bù sáng để thay thế, vì nó cũng cho hiệu quả tương tự.
Hãy xem các ví dụ dưới đây để hiểu rõ hơn 

Tăng sáng

Tim-hieu-che-do-bu-sang-trong-nhiep-anh-3
Ở hình ảnh trên, nguồn sáng đến đối tượng là hậu cảnh, nên các đối tượng phía trước (tiền cảnh) bị tối, mờ đi rất nhiều.
Sau khi tăng sáng, các đối tượng tiền cảnh như ánh nắng, hành lang, các chi tiết trên trần cũng rực rỡ và rõ ràng hơn rất nhiều.

Giảm sáng

Tim-hieu-che-do-bu-sang-trong-nhiep-anh-4
Ở bức hình trên, máy ảnh đã tự động phơi sáng theo đối tượng tiền cảnh – tòa nhà, vì thế các chi tiết về tòa nhà thì rất rõ nhưng các chi tiết trên bầu trời thì đã biến mất.
Tim-hieu-che-do-bu-sang-trong-nhiep-anh-5
Trong trường hợp này, bạn nên giảm độ sáng xuống một chút, bạn sẽ có một bức ảnh tốt hơn.

Điều chỉnh bù sáng (tăng/ giảm sáng) trên máy ảnh

Tim-hieu-che-do-bu-sang-trong-nhiep-anh-7
Hình trên chính là biểu tượng bù sáng (tăng/ giảm sáng) của máy ảnh. Đa số các máy ảnh bố trí nút này ở phía sau máy. Khi chọn nút này, bạn sẽ thấy trên màn hình hiện lên một dải vạch với số 0 ở giữa, bên trái là các giá trị -1, -2, bên phải là các giá trị +1, +2. Và dĩ nhiên là muốn chọn giảm sáng chọn “–“, muốn tăng sáng chọn “+”.

Lưu ý

Trong một số trường hợp người dùng chọn tăng sáng, không phải là do hình ảnh không được ưng ý mà muốn tăng độ nét của các chi tiết chủ thể trên màn hình.
Theo Congnghe.nld

0 nhận xét:

Đăng nhận xét