9 nguyên tắc cơ bản khi tự học chụp ảnh

Bạn là người mới học chụp ảnh? Bạn không biết làm thế nào để chụp được những bức ảnh sáng, có bố cục, có chất lượng? Dưới đây là 5 nguyên tắc có thể giúp bạn có được những bức ảnh đẹp ngay từ khi bắt đầu.

1. Nguyên tắc một phần ba

9 nguyên tắc cơ bản để tự học chụp ảnh 1
Một số máy ảnh kỹ thuật số hoặc máy ảnh cơ tích hợp sẵn đường lưới căn khung. Nhấn liên tục nút DISPLAY hoặc DISP cho đến khi các đường này xuất hiện trên màn hình.
Đây là nguyên tắc đầu tiên và cơ bản nhất để chụp ảnh. Nguyên tắc này rất đơn giản, bạn chia cảnh thành 9 vùng bằng nhau với hai đường dọc, hai đường ngang (thường là hình vuông hoặc chữ nhật). Sau đó bạn đặt đối tượng chụp vào bất kỳ điểm giao nhau nào trong 4 điểm theo hình trên. Việc này sẽ tạo ra sự hợp lý về bố cục thay vì đặt đối tượng ở giữa khung hình.

2. Nguyên tắc căn khung

9 nguyên tắc cơ bản để tự học chụp ảnh 2
Chắc chắn những bức ảnh có khung tự nhiên như thế này sẽ có cảm giác tốt hơn nhiều.
Đôi khi bạn sử dụng kỹ thuật tạo khung, ảnh sẽ đẹp hơn rất nhiều. Chụp qua tán lá cây, mắt lưới, hay nan hoa xe đạp, giúp che bớt khung cảnh xung quanh tạo cảm giác bố cục sẽ hợp lý hơn, cảnh ở giữa khung sẽ thu hút và nổi bật hơn.

3. Nguyên tắc phối cảnh

9 nguyên tắc cơ bản để tự học chụp ảnh 3
Cố gắng thử thật nhiều góc độ để tìm ra góc có phối cảnh tốt nhất, ấn tượng nhất. Thử cách đặt máy ảnh xuống sàn rồi hất lên hoặc giơ thẳng máy lên trời đôi khi sẽ tạo ra góc nhìn thú vị hơn những góc ảnh thông thường đặt máy ngang tầm mắt.
Dùng các đường nét để tạo độ sâu cho ảnh. Ví dụ khi chụp một tòa nhà từ phía dưới chân, tòa nhà trông cao hơn bình thường, hoặc đôi khi có hình dáng lạ hơn. Ngoài ra bạn cũng có thể dẫn hướng người xem tới phần chính của đối tượng chụp bằng các đường nét, bằng cách chụp những góc cạnh, đường nét sẵn có của đối tượng hay tận dụng những đối tượng xung quanh để làm nổi bật đối tượng chính. Với những cảnh sử dụng nguyên tắc này, bạn nên dùng tiêu cự rộng nhất có thể của máy để ảnh bao quát được nhiều đối tượng.

4. Bản mẫu (Patterns)

9 nguyên tắc cơ bản để tự học chụp ảnh 4
Nên sử dụng những bản mẫu đơn giản để khung hình không quá rối rắm, làm người xem mất tập trung.
Hãy tìm mẫu với các đối tượng lặp đi lặp lại trong khung cảnh và dùng nó trong khung hình. Nếu ít mẫu hoặc, bạn có thể zoom lại gần để mẫu chiếm phần lớn khung hình và loại bỏ được các đối tượng gây mất tập trung. Với bức hình trên, người chụp đã zoom lại gần bức tường chắn trước khu nhà cao tầng với các lỗ gạch để tạo nên một mẫu nền rất thú vị.

5. Các chế độ mặc cảnh cơ bản

Máy của bạn có thể có các chế độ mặc cảnh cơ bản. Nếu bạn biết sử dụng đúng nơi, đúng thời điểm thì chế độ này sẽ giúp cải thiện chất lượng chụp ảnh. Mặc dù là tự động, nhưng vẫn cần người chụp điều chỉnh thêm một chút thì mới phát huy được hết tính năng của chế độ này.
a. Chế độ chân dung (Portrait)
9 nguyên tắc cơ bản để tự học chụp ảnh 5
Đôi khi chúng ta làm mờ hậu cảnh để làm nổi bật đối tượng chính, tránh mất tập trung.. Thông thường, các máy ảnh đều có chế độ nhận diện khuôn mặt, máy sẽ tự động lấy nét vào mặt người trong khung hình và chọn độ mở trập thích hợp (độ mở lớn) để có một bức ảnh chân dung nổi hơn trên nền hậu cảnh đã được làm mờ.
b. Chế độ phong cảnh (Landscape)
9 nguyên tắc cơ bản để tự học chụp ảnh 6
Chế độ chụp ảnh phong cảnh hữu ích trong trường hợp bạn chụp cảnh thông thường bởi vì tông màu lục và màu lam sẽ được kích sáng lên một chút, làm bức ảnh, màu sắc và  rực rỡ. Máy ảnh cũng tự động lựa chọn độ mở trập thích hợp sao cho toàn bộ khung cảnh đều được nét.
c. Chế độ chụp bãi biển/tuyết (Snow/Beach)
9 nguyên tắc cơ bản để tự học chụp ảnh 7
Máy ảnh ở chế độ này sẽ tự động giảm phơi sáng, tránh hiện tượng cháy sáng do độ sáng chênh lệch giữa nước biển hoặc tuyết so với cảnh vật xung quanh. Vì thế, tổng thể ảnh sẽ trông hơi tối hơn để làm nổi bật các chi tiết của vùng sáng rõ hơn.
d. Chế độ chụp đêm (Night mode)
9 nguyên tắc cơ bản để tự học chụp ảnh 8
Chế độ chụp đêm là chế độ dễ bị hỏng nhất. Rất nhiều người cho rằng ảnh chụp ở chế độ này thường bị rung, mờ. Vấn đề không phải do chế độ chụp này, mà do người dùng cầm máy không chắc, bị rung. Nếu bạn không có chân máy, bạn nên đặt máy ở một mặt phẳng để tránh rung, đừng nên cầm trên tay.
Nguồn: Nld

0 nhận xét:

Đăng nhận xét