Mosaic | Nghệ thuật mảnh sành.

Mosaic là gì?


Mosaic (còn được gọi là “ghép mảnh” hoặc “khảm”) là một hình thức nghệ thuật trang trí - tạo ra hình ảnh từ tập hợp gồm những mảnh nhỏ. Nói cách khác, Mosaic sử dụng những mảnh nhỏ của vật liệu đặt lại với nhau để tạo ra một tổng thể thống nhất. Các mảnh nhỏ này gọi là “vật để khảm” thường là các vật chất rắn, phẳng, phần lớn ở hình dạng vuông vức như: thủy tinh màu, đá, gạch, gương, kính...Chất lượng vật lý của nguyên liệu cùng kỹ thuật lắp ghép chính là điểm tạo nên giá trị đặc biệt, cũng là tính chất nghệ thuật của Mosaic.


 wiki-designsvn-nghe-thuat-mosaic-la-gi

Nghệ thuật Mosaic có lịch sử trên 4000 năm. Từ thiên niên kỷ thứ 3 Trước Công Nguyên, Mosaic đã xuất hiện ở vùng Lưỡng Hà như một thể loại trang trí với các mảnh ghép bằng đá màu và ngà voi. Đến khoảng 1.500 năm trước công nguyên, Mosaic gốm ra đời nhưng chỉ thật sự phát triển từ thời đế chế Ba Tư (thế kỷ thứ 8 trước công nguyên). Giống với các loại vật liệu Mosaic khác, Mosaic gốm chủ yếu dùng trong trang trí tại các cung điện và đền thờ. Nghệ thuật Mosaic tiếp tục ghi dấu ấn ảnh hưởng sang các nền văn minh Hy Lạp và La Mã cổ đại. Khảm Mosaic nhanh chóng trở thành một kỹ thuật phổ biến trong nghệ thuật trang trí, cũng là một lựa chọn tất yếu trong trang trí nội thất thời trung cổ. Mosaic từ đây phát triển cả về kỹ thuật và màu sắc, được nhiều thế hệ nghệ sĩ kế tục, trở thành một thể loại nghệ thuật đặc thù và định danh thành tên gọi.

wiki-designsvn-nghe-thuat-mosaic-la-gi

Tác phẩm Mosaic về Ulysses - thời kì Roman hiện đang bảo quản tại Bảo tàng Bardo, Tunisia


wiki-designsvn-nghe-thuat-mosaic-la-gi

Vòng tròn Zodiac trên sàn của Giáo đường Do Thái Sepphoris


wiki-designsvn-nghe-thuat-mosaic-la-gi

Tổ hợp mẫu Mosaic (được biết đến như Girih) là hình thức phổ biến của nghệ thuật kiến trúc văn hóa Hồi giáo

Ngày nay, Mosaics là một hình thức nghệ thuật thủ công phổ biến. Mosaic được ứng dụng nhiều trong nghệ thuật trang trí nội ngoại thất hay xây dựng tranh hoành tráng tại các địa điểm công cộng, có xu hướng xuất hiện ngày càng nhiều trong kiến ​​trúc, tranh ghép hiện đại...Mosaic được tìm thấy ở mọi nơi, từ băng ghế công viên, đường đi bộ, những bậc thang công cộng hoặc thậm chí là trên những vật nhỏ như gương nghệ thuật, các chậu hoa, đồ trang sức. Ngoài ra, Mosaic còn được trình bày như một thể loại trong nghệ thuật đường phố (street art)Mời độc giả Designs.vn dành vài phút cùng chúng tôi chiêm ngưỡng những tác phẩm hiếm thấy từ nghệ thuật Mosaic!

wiki-designsvn-nghe-thuat-mosaic-la-gi

Trang trí nội thất Mosaic


wiki-designsvn-nghe-thuat-mosaic-la-gi

wiki-designsvn-nghe-thuat-mosaic-la-gi

wiki-designsvn-nghe-thuat-mosaic-la-gi

 wiki-designsvn-nghe-thuat-mosaic-la-gi

wiki-designsvn-nghe-thuat-mosaic-la-gi

Mosaic Nghệ thuật và Đồ nội thất - Arredo 2011


wiki-designsvn-nghe-thuat-mosaic-la-gi

 wiki-designsvn-nghe-thuat-mosaic-la-gi

Sân vườn Mosaic


wiki-designsvn-nghe-thuat-mosaic-la-gi

wiki-designsvn-nghe-thuat-mosaic-la-gi

wiki-designsvn-nghe-thuat-mosaic-la-gi

wiki-designsvn-nghe-thuat-mosaic-la-gi

wiki-designsvn-nghe-thuat-mosaic-la-gi

wiki-designsvn-nghe-thuat-mosaic-la-gi

wiki-designsvn-nghe-thuat-mosaic-la-gi

wiki-designsvn-nghe-thuat-mosaic-la-gi

wiki-designsvn-nghe-thuat-mosaic-la-gi

Mosaic tại công cộng


wiki-designsvn-nghe-thuat-mosaic-la-gi

Cầu thang tuyệt đẹp tại Philadelphia


wiki-designsvn-nghe-thuat-mosaic-la-gi

wiki-designsvn-nghe-thuat-mosaic-la-gi

wiki-designsvn-nghe-thuat-mosaic-la-gi

wiki-designsvn-nghe-thuat-mosaic-la-gi

wiki-designsvn-nghe-thuat-mosaic-la-gi

wiki-designsvn-nghe-thuat-mosaic-la-gi

Mosaic thực hiện bởi Jose Miro trên đường La Ramblas, Barcelona


wiki-designsvn-nghe-thuat-mosaic-la-gi

 Không chỉ truyền tải nghệ thuật, các công trình Mosaic có độ bền vững lâu dài do không bị ăn mòn bởi ẩm hay nấm mốc


Các kĩ thuật phổ biến trong Nghệ thuật Mosaic


Trước khi chúng ta tìm hiểu về các kĩ thuật và phương pháp thi công phổ biến trong Nghệ thuật Mosaic, hãy nán lại ở những thuật ngữ thường gặp của nó! Các mảnh con dùng để ghép nên một tác phẩm Mosaic là “vật để khảm” (tessera - tesserae). Khoảng trống giữa vật để khảm sẽ được lấp bằng vữa hoặc kết dính gọi là “kẽ hở” (interstice)“Andamento” - có thể hiểu như “nhịp điệu” mô tả chuyển động và sự trôi chảy của các mảnh con trong một bức tranh Mosaic. Và cuối cùng, cách thức mà các mảnh nhỏ được cắt và sắp đặt sẽ cho ra một “tác phẩm” hoàn thiện (opus).

Từ cách gọi thuật ngữ như trên cùng các hình thức thể hiện khác biệt, nghệ thuật Mosaic chia ra các kĩ thuật phổ biến như sau:

wiki-designsvn-nghe-thuat-mosaic-la-g 
Các kĩ thuật phổ biến trong Nghệ thuật Mosaic (Mosaic Art)


- Opus regulatum: sử dụng một hệ thống lưới mà tất cả các vật để khảm (tesserae) gióng thẳng đồng thời theo chiều dọc và chiều ngang.

wiki-designsvn-nghe-thuat-mosaic-la-gi

Tác phẩm Mosaic được thực hiện bởi Invader tại Emaux de Briare

- Opus tessellatum: vật để khảm chỉ được sắp xếp theo một chiều dọc hoặc ngang nhất định (không phải cả hai chiều như Opus regulatum). Các vật để khảm trong kĩ thuật Opus tessellatum thường lớn hơn khoảng 4mm. Opus tessellatum là kĩ thuật thường thấy trong tranh khảm Hy Lạp và La Mã.

- Opus vermiculatum: là hình thức biểu cảm nhất của Mosaic. Các vật để khảm được đặt dọc theo các đường nét của hình ảnh và mô tả hình thức của nó. Opus vermiculatum nhấn mạnh vào thiết kế chính cùng các chi tiết gần trên tác phẩm, bằng cách sử dụng hiệu ứng “quầng hào quang” bao quanh đối tượng chính kết hợp với sự tương phản ánh sáng (màu sắc) cao độ. Vật để khảm thường là hình vuông. Đây là một trong những hình thức đòi hỏi khắt khe nhất và phức tạp nhất trong nghệ thuật Mosaic.


- Opus musivum: vật để khảm nằm trên một hay nhiều đường chạy theo các cạnh của đối tượng chính tương tự như Opus vermiculatum nhưng không xếp xít nhau và trải hết ra toàn bộ nền.

- Opus palladianum: thay vì tạo thành các hàng, sắp xếp theo được hình dạng bất thường và không định ra mô hình sắp xếp cố định.

- Opus sectile:  một kỹ thuật phổ biến trong thế giới La Mã Cổ đại và Trung Cổ, thường được dát trên tường và sàn nhà. Vật để khảm được cắt thành các mảnh lớn đủ để gần như có thể định hình được hầu hết phần lớn bức tranh. Vật để khảm phổ biến là bằng đá cẩm thạch, ngọc trai, và thủy tinh.

wiki-designsvn-nghe-thuat-mosaic-la-gi

- Opus classicum: kết hợp Opus vermiculatum với Opus regulatum hoặc Opus tessellatum. Vật để khảm đặt dọc theo các đường nét của hình ảnh tương phản trong nền được sắp xếp theo kiểu Opus tessellatum hoặcOpus regulatum. Kỹ thuật này tạo ra một hình ảnh sắc nét và rõ ràng.

wiki-designsvn-nghe-thuat-mosaic-la-gi

- Opus circumactum: vật để khảm được đặt chéo theo hình bán nguyệt hoặc hình quạt.

wiki-designsvn-nghe-thuat-mosaic-la-gi

- Micromosaic (Mosaic siêu nhỏ):  là một hình thức đặc biệt của khảm mà sử dụng vật để khảm rất nhỏ bằng thuỷ tinh hoặc chất liệu men, tạo ra hình ảnh tượng trưng nhỏ như là biểu tượng Byzantine hoặc các đồ trang sức Renaissance.

wiki-designsvn-nghe-thuat-mosaic-la-gi

Biểu tượng Byzantine - Một phần của bức tranh Đức Trinh Nữ Episkepsis(cuối thế kỷ 13) cao 45 cm - khảm  thủy tinh và vàng


wiki-designsvn-nghe-thuat-mosaic-la-gi

Đồ trang sức khảm Mosaic

Màu sắc trong Nghệ thuật Mosaic được mô tả bằng tông màu, sắc độ và cường độ. Tông màu Mosaic sử dụng thường là màu cơ bản (chẳng hạn như màu đỏ, màu vàng, hoặc màu xanh) hoặc các màu nổi trội nhất xuất hiện trong bảng màu. Mosaic chuyển các sắc độ đậm của màu bằng cách thêm vào các mảnh màu đen và ngược lại, làm nhạt màu sắc bằng cách thêm màu trắng. Tương phản màu sắc cao trong tranh Mosaic.


Ba phương pháp khảm Mosaic


Để thực hiện được những thể loại đa dạng trên như Wiki.Designs.vn vừa giới thiệu đến các bạn, khảm Mosaic còn có ba phương pháp chính ghép chính là: phương pháp trực tiếp, phương pháp gián tiếp và phương pháp gián tiếp đôi.

- Phương pháp trực tiếp:  là phương pháp xây dựng tác phẩm từ việc trực tiếp đặt (dán) các vật để khảm lên bề mặt hỗ trợ. Phương pháp này rất phù hợp với các bề mặt ba chiều và hạn chế chiều cao như chậu hoa, bình, lọ...hoặc các tác phẩm nhỏ. Ưu điểm của phương pháp trực tiếp là kết quả của bức tranh dần dần nhìn thấy được, cho phép người thực hiện điều chỉnh kịp thời vị trí các mảnh ghép nhỏ. Tuy nhiên, điều khó khăn của phương pháp này chính là thời gian. Tác phẩm phải được hoàn thành trong thời giam sớm nhất vì nếu để quá lâu, xi-măng hoặc chất kết dính sẽ khô lại và không dùng được nữa.


Phương pháp thi công trực tiếp


wiki-designsvn-nghe-thuat-mosaic-la-gi

- Phương pháp gián tiếp:  thường được sử dụng cho các dự án rất lớn hoặc dành cho các vùng ghép cần hình dạng cụ thể, bởi vì nó cung cấp cho các nhà sản xuất thời gian để làm việc trên từng khu vực. Người thợ tạo hình cho tác phẩm trước khi đặt vào vị trí cố định, bằng cách đặt các mảnh ghép tạm thời lên một bề mặt có chất kết dính, sau đó mới vận chuyển và ráp đặt vào vị trí cần đặt. Ngoài ra, Mosaic trên băng ghế hoặc mặt bàn cũng thường được thực hiện bằng cách sử dụng phương pháp này vì nó sẽ cho kết quả bề mặt mượt mà hơn.


- Phương pháp gián tiếp đôi: thiết lập các vật để khảm đặt úp mặt lên trên một chất liệu kết dính tạm thời (keo dính nhựa hoặc vôi mềm....). Sau khi hoàn tất, một bề mặt trung gian sẽ được đặt lên đó. Các mảnh ghép được lật lại và lấy ra một cách cẩn thận, trước khi xếp đặt như trong phương pháp gián tiếp đã được mô tả ở trên. So với các phương pháp gián tiếp, đây là một kĩ thuật phức tạp đòi hỏi một kỹ năng tuyệt vời. Lợi thế lớn nhất của nó là tạo ra khả năng cho phép các nghệ sĩ trực tiếp kiểm soát thành quả cuối cùng, ví dụ như số mảnh ghép cần thiết.

 wiki-designsvn-nghe-thuat-mosaic-la-gi

 Chúc bạn một ngày nhiều ý tưởng sáng tạo cùng những kiến thức mới về Nghệ thuật Mosaic!

0 nhận xét:

Đăng nhận xét