Hồng vũ cẩm thư
Dạy về thuật Phong thủy có phụ họa đồLập minh để truyền thụ cho học trò gồm có bốn mục:1. Truyền thụ luận2. Định minh thệ3. Nghi thức lập minh4. Tựa truyền pháiTruyền phái tiết lậu thiên cơKiền là tượng trưng chức ngự sửCấn là tượng trưng chức trạng nguyênKhôn là tượng trưng chức tể tướngTốn là tượng trưng chức an phủThân là tượng trưng chức thái thúHợi là tượng trưng chức quan huyệnDần là tượng trưng người thứ dânTỵ là tượng trưng chức vị tướng quânNói về thế bút sơn có năm thế:1. Thế phát khôi giáp2. Thế phát văn chương3. Thế phát thư sinh4. Thế phát áp mục5. Thế phát thái họa (hội họa)Truyền phái tiết lậu cơ trời.Ông Dương Quân Tùng tên chữ là Trường Mậu, tên hiệu là Cứu Bần, ông Tăng Văn Địch tên hiệu là Chân Tiên Nhân: khi Tăng Công còn nhỏ, có biệt danh là Liên Vũ, tu ở núi Kim Tinh dồn hết tinh hoa phát huy huyền bí tiết lậu cơ trời tức là bộ Địa lý (thuật Phong thủy) chính tông này, do ông Dương Quân Tùng phát minh truyền đến ông Tăng Văn Địch tên hiệu là Liêu Vũ. Chính những người theo học phải hiểu thế đất thế nào? Phải biết nhận ra những hình thế miệng truyền mắt thấy, thế kia thế khác v.v… nên có câu rằng:Phần phiên âmLương điển cánh tác tử tôn lụy,Châu ngọc chung vi thể tử tai,Nhất quyển kinh truyền hiền tiếu giả,Thủ chi bất kiệt dụng vô nhaiGiải nghĩaRuộng nương chỉ để con mang lụyChâu ngọc hay gì vợ mắc taiMột quyển kinh này khôn giữ đượcLấy dùng không hết cứ còn hoài.Lại có câu Kinh rằng:Phần phiên âmCộng âm cộng hưởng cộng lai long,Bách tính cư chi tổng nhất đồngTiền diện nhất ban thị tham lang,Nhất gia phú quý nhất gia cùngGiải nghĩaCũng âm cũng hưởng cũng rồng chầuTrăm họ cùng nhau ở đã lâuTrước mắt tham lang ngay ở đóNgười giàu kẻ khó bởi vì đâu
0 nhận xét:
Đăng nhận xét