Vườn trên mái đã được ứng dụng rất nhiều ở các nước phát triển, tuy nhiên ở Việt Nam thời gian gần đây nhu cầu làm vườn, trồng cây trên sân thượng mới được xã hội quan tâm. Việc trồng cây xanh trên mái có thể mang lại rất nhiều lợi ích như: Giảm ngập lụt cho thành phố; Làm mát nhà, giảm hệ số giãn nở do nhiệt của mái bê tông; Tiết kiệm chi phí tiêu thụ điện; Lọc không khí; Giảm tiếng ồn; Cùng với đó, cung cấp thêm rau xanh cho các bữa ăn gia đình. Tăng không gian cảnh quan và công năng sử dụng cho công trình, góp phần làm giảm stress cho con người.
Trồng cây sân thượng không sợ thấm nước
Cũng như nhiều gia đình, anh Nguyễn Văn Hùng (Hoàng Mai, Hà Nội) tận dụng sân thượng để trồng rau và cây hoa. Vì thế, để trồng cây anh sử dụng khoảng chục hộp xốp, sau đó đổ đất vào trồng. Sau nửa năm, cây xanh tươi , gia đình anh ít phải mua rau ngoài chợ cho con nhỏ cũng như được ngắm vườn cây giảm stress sau những ngày đi làm về mệt mỏi.
Tuy nhiên, mặt trái của trồng cây bằng vật liệu tự phát hiện nay có thể khiến nước bị đọng lại, gây ẩm thấp và ngấm xuống trần nhà. Mùa nồm ẩm vừa qua đã khiến anh Hùng suy nghĩ đến việc có nên tiếp tục trồng cây bằng thùng xốp trên sân thượng nữa hay không. Bởi thùng xốp được đặt trực tiếp trên mặt sàn nên khả năng thoát nước kém. Khi mưa xuống, nước không có lối thoát dẫn đến ứ đọng, lâu ngày ngấm xuống trần phía dưới, khiến cho trần nhà bị ẩm mốc, ám đen.
Theo các kỹ thuật viên của Công ty GREENSOL, là Công ty nhập khẩu và phân phối tấm nhựa thoát nước PlanterCell từ Singapore thì trần nhà là nơi tiếp xúc trực tiếp với nắng mưa nên có thể xảy ra tình trạng giãn nở gây thấm nước. Vì thế, họ khuyên nên áp dụng công nghệ thi công vườn trên mái tiên tiến trên thế giới. Công nghệ này có cấu tạo đơn giản bởi các lớp như: Chống thấm, lớp vữa bảo vệ, tấm nhựa thoát nước, vải địa, cát vàng, đất nhẹ để trồng cây.
Kỹ thuật thi công vườn trên mái: Tấm thoát nước, vải địa và đất nhẹ
Để khắc phục tình trạng ngấm nước khi trồng cây trên mái, thì phải rất lưu ý đến các công đoạn chống thấm, tấm nhựa thoát nước PlanterCell, vải địa, lớp cát vàng, trên cùng là lớp đất giá thể nhẹ và tơi xốp, tùy theo từng loại cây mà quyết định chiều dày của lớp đất, cụ thể như sau:
1. Trần bê tông có thể được chống thấm bằng các vật liệu chống thấm thông dụng như: Nhựa đường, bitum, sơn chống thấm... Tuy nhiên lưu ý là phải chống thấm cả chân tường, cao hơn cao độ mặt đất trồng cây.
2. Láng một lớp vữa để bảo vệ lớp chống thấm.
3. Tấm nhựa thoát nước PlanterCell được thiết kế và sản xuất bằng nhựa tái chế cao cấp, thành phần có chứa chất chống tia UV giúp tăng tuổi thọ cho sản phẩm khi ở ngoài trời. Nó được dùng để thay thế các lớp sỏi đá trong hệ thống trồng cây trên mái, giúp giảm tải trọng lên mái, tránh ngập úng. Nó còn có tác dụng bảo vệ lớp chống thấm và giúp cải thiện cách nhiệt và cách âm. Do đó, khi tưới cây hay mưa xuống, nước có thể thoát xuống một cách dễ dàng mà không bị giữ lại trên mái. Từ đó giảm khả năng làm ngẩm cho trần nhà. Sản phẩm PlanterCell nhận được giấy chứng nhận “Green Label” của Hội đồng Môi trường Singapore (SEC). Ngoài ra, sản phẩm cũng nhận được giấy chứng nhận “Sản phẩm xanh” của Hội đồng Công trình Xanh Singapore (SGBC). Hệ thống PlanterCell có rất nhiều ưu điểm:
• Giữ ẩm cho đất, làm giảm nhu cầu tưới.
• Trọng lượng nhẹ với sức chịu tải lớn lên đến 108 tấn/m2.
• Độ rỗng bề mặt lớn hơn 65%
• Khả năng thoát nước lên đến 16,5 l/m2s
• Khả năng liên kết với nhau và có độ cứng cũng như độ bền cao
• Dễ dàng lắp đặt.
• Tái sử dụng và tái chế không ảnh hưởng đến môi trường.
• Cho phép thay thế đơn giản.
• Xanh hóa tức thì.
• Ứng dụng kép cho mái nhà xanh hoặc thoát nước tường tầng hầm, sân thể thao…
• Giữ ẩm cho đất, làm giảm nhu cầu tưới.
• Trọng lượng nhẹ với sức chịu tải lớn lên đến 108 tấn/m2.
• Độ rỗng bề mặt lớn hơn 65%
• Khả năng thoát nước lên đến 16,5 l/m2s
• Khả năng liên kết với nhau và có độ cứng cũng như độ bền cao
• Dễ dàng lắp đặt.
• Tái sử dụng và tái chế không ảnh hưởng đến môi trường.
• Cho phép thay thế đơn giản.
• Xanh hóa tức thì.
• Ứng dụng kép cho mái nhà xanh hoặc thoát nước tường tầng hầm, sân thể thao…
4. Vải địa kỹ thuật là một vật liệu có khả năng chịu kéo, độ bền cao, khả năng thấm nước tốt nên khi dùng để lót sẽ có tác dụng ngăn cách, lọc lớp đất phía trên không bị rơi xuống dưới sàn.
5. Lớp cát vàng khoảng 10cm để lọc và giữ đất trồng.
6. Đất hữu cơ tơi, xốp, nhẹ (còn gọi là Giá thể) cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn đất thường nên cây phát triển tốt hơn.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét